HUMAN RIGHTS
WATCH Human Rights News PortuguesFrancaisRussianGerman
EspanolChineseArabicOther Languages
   

Việt Nam: Những Nhà Đối Kháng Tranh Đấu Để Thực Thi Quyền Tự Do Ngôn Luận

Tám Nhà Đối Kháng Thắng Giải Hellman/Hammett

(New York, 6/2/2007) — Tổ Chức Human Rights Watch tuyên bố tám nhà đối kháng tại Việt Nam đă thắng giải thưởng cao quư Hellman/Hammett công nhận tinh thần dũng cảm của họ trước những đàn áp chính trị.

Also Available in

english 
Bà Sophie Richardson, Giám đốc Vụ Châu Á của Human Rights Watch phát biểu: “Đây là năm đặc biệt để vinh danh những ng̣i bút dũng cảm tại Việt Nam. Phong trào dân chủ đang lớn mạnh tại Việt Nam ngày càng trở nên mạnh dạn hơn với những sự lên tiếng và xuất hiện công khai khiến cho họ trở nên mục tiêu đàn áp. Giải thưởng Hellman/Hammett sẽ mang lại sự quan tâm của quốc tế và sự bảo vệ”.  
 
Giải thưởng Hellman/Hammett được thành lập bởi Human Rights Watch dành cho những người cầm bút đang là đối tượng của những vụ đàn áp chính trị. Trong số những người thắng giải năm nay có tù nhân chính trị Nguyễn Vũ B́nh, nhà hoạt động dân chủ Đỗ Nam Hải, nhà b́nh luận Nguyễn Chính Kết và nhà văn Trần Khải Thanh Thủy.  
 
Bà Richardson nói về những người thắng giải như sau : “Những tác phẩm và cuộc sống của những người cầm bút này cụ thể hóa những ǵ nhà cầm quyền Việt Nam muốn che đậy, đó là t́nh trạng tại Việt Nam không có tự do ngôn luận, không có truyền thông độc lập và mạng lưới Internet th́ bị kiểm soát chặt chẽ. Những ai nghĩ rằng nền kinh tế phát triển của Việt Nam đồng nghĩa với sự thả lỏng về chính trị cần phải quan sát kỹ hơn, hoàn cảnh khó khăn của nhũng người cầm bút là những bằng chứng rơ nhất.”  
 
Nhà nước Việt Nam, với thành tích nổi tiếng về việc đàn áp những nhà đối kháng, đă gia tăng đàn áp trong dịp Hội Nghị Thượng Đỉnh Hợp Tác Kinh Tế Châu Á Thái B́nh Dương (APEC) diễn ra tại Hà Nội vào tháng 11 năm 2006.  
 
Chính quyền Việt Nam không cần che đậy nỗ lực nhằm bịt miệng những nhà đối kháng, bất kể sự hiện diện đông đảo của truyền thông quốc tế tại Hà Nội trong dịp APEC. Những nhà đối kháng đă bị khóa cổng giam giữ tại nhà với lệnh cấm không được rời khỏi nhà hoặc tiếp khách. Công an đă canh gác trước nhà với những bảng cấm như “khu vực cấm” và “Cấm người ngoại quốc” để cản trở bất cứ sự tiếp xúc với truyền thông quốc tế. Một nhà bất đồng chính kiến đă bị khóa cửa nhốt trong nhà và ông đă bị hành hung thô bạo khi có khách đến thăm.  
 
Ngoài ra, công an đă bắt ít nhất là tám thành viên của Liên Đoàn Công Nông Việt Nam, một công đoàn mới được thành lập. Công đoàn độc lập hiện nay bị cấm tại Việt Nam.  
 
Nhà cầm quyền Việt Nam cũng đă bao vây những người dân khiếu kiện tập trung tại Vườn hoa Mai Xuân Thưởng tại Hà Nội để nộp đơn khiếu kiện nạn tham nhũng và tịch thu đất trái phép. Những trẻ em bụi đời đă bị chuyển đến trại tập trung Đồng Dậu tại ngoại thành. Tổ chức Human Rights Watch trước đây đă thành lập hồ sơ về việc những trẻ em bị giam giữ phải chịu cảnh hành hung thường xuyên và sống trong môi trường khắc nghiệt tại Đồng Dậu.  
 
Những vi phạm nhân quyền vẫn diễn ra ngay cả khi Việt Nam đang là điểm quan tâm của quốc tế. Ngoài việc giam giữ và bỏ tù những cá nhân được xem là mối đe dọa chính trị, chính quyền Việt Nam c̣n dùng những phương pháp khác để bịt miệng những nhà đối kháng : điện thoại bị cắt, dịch vụ mạng Internet bị cắt, thường xuyên bị tra hỏi hoặc giam giữ mỗi khi đến các trung tâm dịch vụ Internet. Nhà của những nhà hoạt động dân chủ bị khám xét theo định kỳ, máy điện toán và những tài liệu đều bị tịch thu, và gia đ́nh của họ bị áp lực để ngăn cản không cho những nhà bất đồng chính kiến tiếp tục lên tiếng. Truyền thông quốc doanh sỉ nhục những nhà hoạt động dân chủ trên những phương tiện truyền thông, và nhà nước tổ chức những cuộc đấu tố để lăng mạ họ. Nhiều người trong số những nhà hoạt động dân chủ bị đuổi việc, những thương chủ dần bỏ đi v́ áp lực từ chính quyền và dư luận tiêu cực. Ngay cả những thành viên gia đ́nh của những nhà hoạt động dân chủ cũng bị đe dọa và trả thù bởi nhà nước Việt Nam.  
 
Bà Richardson nói tiếp: “Bằng cách vinh danh những nhà bất đồng chính kiến, chúng tôi hy vọng tạo sự quan tâm của quốc tế đối với những con người dũng cảm đang bị nhà nước Việt Nam t́m đủ mọi cách để bịt miệng họ. Nhiều quốc gia đă làm ngơ trước những cuộc đàn áp đối với những nhà đối kháng trong dịp APEC khiến nhà nước Việt Nam cảm thấy họ được bật đèn xanh để tiếp tục đàn áp.”  
Sau đây là l‎‎ư lịch tóm tắt của những nhà đối kháng đoạt giải Hellman/Hammett 2007 :  
• Nguyễn Vũ B́nh: 38 tuổi, hiện đang bị cầm tù 7 năm biệt giam v́ viết báo phê b́nh chính quyền. Là một trong những thành viên đầu tiên phong trào dân chủ tại Việt Nam, năm 2000 Nguyễn Vũ B́nh từ bỏ sự hợp tác với Tạp Chí Cộng Sản để thành lập một đảng phái chính trị độc lập và tổ chức chống tham nhũng. Sau khi công bố chứng thư về t́nh trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam đến Quốc Hội Hoa Kỳ và những bài báo phê b́nh nhà cầm quyền Việt Nam, nhà báo Nguyễn Vũ B́nh đă bị bắt vào năm 2002 và bị gán tội “gián điệp” trong một phiên toà bất công.  
• Đỗ Nam Hải, 48 tuổi, chuyên gia ngân hàng và là một trong những thành viên ṇng cốt trong chiến dịch vận động kư tên cho Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ Việt Nam 8406. Ông cũng là mộ trong nhữg người đại diện của Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam, một phong trào dân chủ lớn rộng chưa từng có với sự tham dự của nhiều nhân sự từ nhiều thành phố trên toàn cơi Việt Nam. Công an đă tịch thu máy điện toán và điện thoại di động của ông Đỗ Nam Hải nhiều lần. Từ tháng 10 năm 2006, nhà chức trách đă nhiều lần cưỡng ép ông Đỗ Nam Hải để thẩm vấn, quản chế và ngay cả dùng vũ lực. Mật vụ của nhà nước Việt Nam luôn theo dơi ông Hải ngày đêm. Trong thời điểm Thượng Đỉnh APEC, công an đă bắt giữ và cản trở ông Đỗ Nam Hải không thể tham dự một cuộc họp báo tổ chức bởi Liên Minh.  
 
• Nguyễn Chính Kết, 54 tuổi, là một giáo dân Công Giáo di cư từ miền Bắc vào Nam năm 1954. Ông Nguyễn Chính Kết rời chủng viện năm 1975 những vẫn hoạt động tích cực trong giáo hội. Từ năm 2001, ông Nguyễn Chính Kết đă trở thành một trong những nhà lănh đạo đối kháng qua những bài tiểu luận, báo cáo và tổ chức những cuộc gặp gỡ giữa những nhà đối kháng. Là lănh đạo của Liên Minh Dân Chủ và Nhân Quyền và cũng là nhà sáng lập của Hội Nhà Báo Tự Do Việt Nam, một tổ chức của những nhà báo độc lập. Vào tháng 11 năm 2006, ông Nguyễn Chính Kết đă bị công an triệu tập để tra thẩm nhiều lần.  
 
• Trần Khải Thanh Thủy là một nhà văn và nhà báo, và cũng là phụ nữ duy nhất được vinh danh trong năm nay từ Việt Nam. Là một nhà văn có nhiều khả năng, bà đă viết nhiều tiểu thuyết và tiểu luận chính trị. Bà là một trong những người phụ trách tờ báo chui Tổ Quốc ấn hành bí mật tại Hà Nội, Huế và Thành Phố Hồ Chí Minh và qua mạng Internet. Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy đă nhiều lần bị đấu tố bởi nhà cầm quyền, Toà Án Nhân Dân. Vào tháng 10 năm 2006, công an đă triệu tập 300 người tại một sân vận động để sỉ nhục bà. Băng đảng xă hội đen đă xâm nhập vào nhà và gọi bà là đồ phản bội và dọa sẽ hành hung bà. Công an đă cho biết là họ không thể bảo vệ bà nếu bà không từ bỏ những hoạt động hiện nay. Bà và phu quân đă nhiều lần bị sách nhiễu tại sở làm. Vào tháng 9 và tháng 10/2006, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy liên tiếp bị tra thẩm và quản chế bởi nhà chức trách. Tháng 11, bà đă bị sa thải khỏi sở làm. Trong dịp APEC trong tháng 11, bà đă bị khóa cửa nhốt trong nhà bởi chính quyền sở tại  
 
• Nguyễn Văn Đài là một trong những luật sư tại Việt Nam chuyên về nhân quyền và là sáng lập viên của Uỷ Ban Nhân Quyền tại Việt Nam được thành h́nh tại Việt Nam năm 2006. Luật sư Đài đă nhận lời biện hộ cho những Giáo Hội Tin Lành bị đàn áp, điển h́nh là trường hợp của cựu tù nhân chính trị Mục sư Nguyễn Hồng Quang. Ông đă viết nhiều bài báo về dân chủ và tự do báo chí, và đă bị bắt giữ vào tháng 8 năm 2006 khi ông và một số nhà đối kháng khác chuẩn bị ấn hành một bản tin độc lập. Ông đă bị tra thẩm bởi công an từ ngày 9 đến ngày 14 tháng 11. Công An đă canh giữ trước nhà của Luật sư Đài trong dịp APEC. Ông đă bị cấm rời khỏi nhà, dịch vụ Internet và điện thoại di động đều bị cắt.  
 
• Nguyễn Khắc Toàn, 51 tuổi, là nhà hoạt động dân chủ đă được trả tự do trong tháng 2 năm 2006. Ông tiếp tục bị quản chế tại gia, và báo cáo là công an đă thành lập trạm gác thường xuyên trước nhà của ông. Là một cựu chiến binh của Quân Đội Bắc Việt, ông Toàn đă khiến nhà cầm quyền nổi giận khi ông viết một loạt bài báo về những cuộc biểu t́nh của những nông dân trong năm 2001 và 2002 để phản đối nạn tham nhũng và tịch thu đất. Ông đă giúp những nông dân và cựu chiến binh viết đơn khiếu nại gửi đến nhà chức trách, kèm theo những bài viết của ông, và đăng tải trên Internet. Ông Nguyễn Khắc Toàn đă bị bắt trong năm 2002 tại dịch vụ Internet và bị tuyên án 12 năm về tội làm gián điệp. Vào tháng 2 năm 2006, ông đă được trả tự do sau bốn năm bị cầm tù. Từ khi được trả tự do, ông Nguyễn Khắc Toàn tiếp tục tranh đấu cho dân chủ, và trợ giúp trong việc h́nh thành một tổ chức công đoàn độc lập và thực hiện bản tin Tự Do Dân Chủ. Vào tháng 11 năm 2006, ông Toàn đă bị triệu tập để thẩm vấn bởi Công An. Mật vụ luôn canh gác trước nhà của ông Toàn để cản trở người ngoại quốc đến tiếp xúc với ông trong dịp APEC.  
 
• Phạm Quế Dương, 75 tuổi, là một trong những nhà lănh đạo có uy tín nhất của phong trào dân chủ tại Việt Nam, và xuất thân từ trong Đảng Cộng Sản. Là một sử gia quân đội, chủ nhiệm và nhà báo, ông Dương được biết đến qua việc ông từ bỏ Đảng Cộng Sản vào tháng Giêng năm 1999 để phản đối việc trục xuất khỏi đảng ông Trần Độ, một người bạn của ông Dương và là một nhà phê b́nh chế độ. Ông Phạm Quế Dương đă viết rất nhiều bài báo, khiếu nại và thư ngỏ đến nhà nước Việt Nam để kêu cho nhân quyền và dân chủ. Ông là một trong những chủ nhiệm của bản tin Tổ Quốc phát hành bí mật tại Việt Nam và Internet. Ông Dương đă bị bắt và quản chế tại gia nhiều lần.  
 
• Lê Chí Quang, 36 tuổi, là luật sư và nhà hoạt động dân chủ đă bị bắt tại dịch vụ Internet năm 2002 và bị tuyên án 4 năm tù về tội vi phạm an ninh quốc gia. Ông đă được trả tự do v́ áp lực quốc tế trước việc ông bị đau thận rất nặng. Sau khi được trả tự do vào tháng 6 năm 2004, ông Quang đă bị quản chế tại gia 3 năm. Ông đă nhiều lần bị sách nhiễu và tra thẩm bởi công an tại tư gia và tại đồn. Ông Quang hiện không được phép rời tư gia tại Hà Nội khi không được phép của công an. Nhà chức trách đă gâp áp lực rất mạnh lên gia đ́nh của ông Quang để ép buộc ông phải chấm dứt mọi hoạt động đối kháng. Những biện pháp sách nhiễu trở nên tàn bạo hơn khi ông Quang gia nhập ban biên tập của bản tin Tổ Quốc cùng với Phạm Quế Dương, Nguyễn Thanh Giang và Trần Khải Thanh Thuỷ.  
 

HRW Logo Contribute to Human Rights Watch

Home | About Us | News Releases | Publications | Info by Country | Global Issues | Campaigns | Community | Bookstore | Film Festival | Search | Site Map | Contact Us | Press Contacts | Privacy Policy

© Copyright 2006, Human Rights Watch    350 Fifth Avenue, 34th Floor    New York, NY 10118-3299    USA