(New York, 21 tháng 1, 2009) -- Chính phủ Việt Nam phải trả tự do ngay cho các vị sư Phật Giáo gốc Khmer và những người tranh đấu cho quyền làm chủ đất đai hiện ở tù hay bị quản chế tại gia ở Việt Nam vì đã bày tỏ các niềm tin chính trị hay tôn giáo một cách ôn hoà, tổ chức Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch) viết trong bản phúc trình phát hành ngày hôm nay.
Bản phúc trình dày 125 trang, “Các Vi Phạm Quyền của Người Dân Tộc Khmer ở Đồng Bằng Cửu Long của Việt Nam,” ghi lại những vi phạm về các quyền của người Khmer Krom ở miền nam Việt Nam và kể cả những vi phạm ở Cambodia đối với những người Khmer Krom đã di chuyển sang đó. Chính phủ Việt Nam trấn áp các thể hiện ôn hoà về quan điểm bất đồng và ngăn cấm các ấn phẩm về nhân quyền của người Khmer Krom. Chính phủ cũng kiểm soát chặt chẽ Phật Giáo tiểu thừa mà người Khmer Krom tin theo.
“Phản ứng của chính quyền Việt Nam trước những cuộc biểu tình ôn hoà của người Khmer Krom cho thấy các phương thức trầm trọng và không công bố mà họ sử dụng để bịt tiếng của người bất đồng quan điểm,” Ông Brad Adams, Giám Đốc đặc trách Á Châu của tổ chức HRW, nói. “Chính phủ lẽ ra phải cố gắng tạo sự đối thoại với người Khmer Krom, thay vì vất họ vào nhà tù.”
Bản phúc trình cung cấp phần tường trình chiều sâu về cuộc biểu tình của 200 tu sĩ Phật Giáo Khmer Krom ở Tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam, vào tháng 2, 2007. Các người biểu tình kêu gọi quyền tự do tôn giáo rộng hơn và tăng chương trình dạy tiếng Khmer. Mặc dù cuộc biểu tình dễn ra ôn hoà và chỉ kéo dài trong vài tiếng đồng hồ, chính phủ Việt Nam đã đáp lại một cách thô bạo. Cảnh sát bao vây các chùa của các nhà sư bị tình nghi chủ xướng cuộc biểu tình. Chính quyền địa phương và các chức sắc Phật Giáo do chính quyển bổ nhiệm sau đó đã lột áo tu của 20 vị sư và trục xuất 25 vị sư khác ra khỏi Trường Bổ Túc Văn Hoá Pali Trung Cấp Nam Bộ, Thị Xã Sóc Trăng. Chính quyền gởi họ về lại quê quán và đặt họ dưới sự quản chế tại gia hay giam giữ của công an, mà không hề có lệnh bắt hoặc nêu rõ tội cáo buộc. Trong quá trình tra vấn, công an đã đánh đập một số vị sư.
Tháng 5 2007, toà án tỉnh Sóc Trăng kết tội 5 vị sư về tội “cản trở giao thông” và kết án họ từ hai đến bốn năm tù. Một số vị sư bị đánh đập trong cuộc tra vấn. Sau các cuộc biểu tình, chính quyền thiết lập sự giám sát chặt chẽ hơn đối với các nhà hoạt động người Khmer Krom, giới hạn và kiểm soát mọi sinh hoạt, ngăn cấm các ấn phẩm, và kiểm soát điện thoại của họ.
Bản phúc trình cũng xem xét các vi phạm nhân quyền đối với người Khmer Krom đã di chuyển sang Cambodia, nơi mà họ vẫn tiếp tục là một trong những nhóm người bị thua thiệt nhất về quyền công dân. Vì thường bị xem là người gốc Việt bởi dân Cambốt, nhiều người Khmer Krom ở Cambodia phải trực diện với những kỳ thị xã hội và kinh tế và những chướng ngại không cần thiết đối với việc hợp pháp hoá quy chế.
Chính phủ Cambốt đã nhiều lần tuyên bố rằng họ xem những người Khmer Krom như là công dân Cambốt. Tuy nhiên, chính quyền Cambốt thường phản ứng thô bạo mỗi khi người Khmer Krom có thái độ chỉ trích thái quá đối với chính phủ Việt Nam, một đồng minh sát cánh của chính phủ Cambốt. Năm 2007, cảnh sát Cambốt mạnh bạo giải tán loạt biểu tình ở Phnom Penh của các nhà sư Khmer Krom lên án các vi phạm quyền mà họ đã phải gánh chịu ở Việt Nam.
Tháng 2 năm 2007, một nhà sư Khmer Krom, Eang Sok Thoeun, bị giết trong tình cảnh khả nghi sau khi ông ta tham gia một cuộc biểu tình ở Phnom Penh. Tháng 6 năm 2007, chính quyền Cambốt bắt giữ, lột áo thầy tu, và trục xuất qua Việt Nam một vị sư dấn thân hoạt động người Khmer Krom, Tim Sakhorn; ông ta bị tuyên án một năm tù ở Việt Nam.
HRW kêu gọi chính phủ Cambốt điều tra thấu đáo việc Eang Sok Thoeun bị giết. HRW kêu gọi chính phủ Việt Nam để Tim Sakhorn, hiện bị giam tại gia ở Việt Nam sau khi ra tù vào tháng 5 năm 2008, được hồi hương về Cambodia nếu ông ta chọn con điều ấy.
“Việc giết chóc, bỏ tù, và lột áo thầy tu của các nhà sư Khmer Krom gởi một thông điệp ớn lạnh đến các nhà hoạt động người Khmer Krom ở Cambodia và Việt Nam,” Ông Adam nói. “Một nhóm sắc tộc lẽ ra phải được sự bảo vệ của hai quốc gia thực ra lại không có sự bảo vệ của quốc gia nào.”